Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2008

Mở rộng không gian

Tử chiều hôm kia (29 tháng 8)Ỉn không chấp nhận chỉ loanh quanh trong phòng ngủ nữa. Thế là Ỉn đi tìm thế giới mới của riêng mình. Đầy tiên là Ỉn tranh thủ khi bà đang chuần bị nước tắm cho mình, Ỉn bò ngay vào phòng tắm. Thay nước trên sàn phòng tắm Ỉn lấy tay nghịch tung toé lên. Hôm qua thì Ỉn bò vào phòng tắm lớn ngồi chơi một mình. May mà mẹ phát hiện ra nếu không thì chưa biết chuyện gì sẽ xẩy ra. Ông, bà, mẹ đã quyết định từ nay mọi cánh cửa đều đóng kín. chắc Ỉn se buồn lắm.

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2008

Dáng đứng Ngoc Linh

Đã từ vài tuần nay, thỉnh thoảng Ỉn tự đứng một mình nhất là sau khi đòi được ông, bà một vật gì đó (quyển sách, cáu bút v.v.)vì phải mân mê, ngắm nhìn nên Ỉn cứ đứng thế có lúc được vài ba phút. Từ vài ngày nay thì Ỉn đã tự đứng được một mình thật rồi. Ỉn giữ được thăng bằng rất tốt. Có lúc Ỉn đứng vậy rôi còn giật rất mạnh caí điện thoại di động của ông mà vẫn không ngã. Khi đứng gần ông, bà Ỉn còn có thể đi được một vài bước để bấu vào ông bà nữa cơ. Ông, bà và mẹ rất phấn khởi còn Ỉn thì cứ tảng lờ như không. Phải gọi là Ỉn kiêu mới được.
Hôm qua Ỉn cỏn có một động tác mới: ngửa cổ, nghiêng đầu nhìn rất điệu. Ông gọi Ỉn là Ỉn điệu. Ỉn vui lắm, cười khoái chí.

Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2008

Hiẹn tượng mới

Tối 14 tháng 3, Ỉn đang ngồi xổm bên cạnh ông bỗng nhiên đứng phắt dậy rất nhanh mà không cần bíu vào ông như thường lệ. Phải chăng đây là biểu hiện đầu tiên của việc Ỉn sắp biết đưng rồi? Ông viết mấy giòng này như một chronologie để sau này còn đối chiếu.

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2008

Cách dạy trẻ học nói (phần 1)

Nguyên tắc chung:
Quá trình học một từ bao gồm 4 bước:


1- Nhìn: đầu tiên hãy cho trẻ nhìn vào từ cho quen. Từ này sẽ được viết khổ to lên một tờ giấy cho trẻ dễ quan sát. Ví dụ từ "clap" (vỗ tay)
2- Nghe: trong khi trẻ quan sát từ, ta phát âm mẫu cho trẻ nghe cách phát âm của từ ("clap" trong ví dụ này)
3- Giải nghĩa: sau đó ta diễn tả nghĩa của từ cho trẻ xem. Trong ví dụ từ "clap" thì ta vỗ tay để minh họa
4- Làm theo hoặc/và phát âm: Sau khi đã giải thích nghĩa của từ, ta hướng dẫn trẻ làm theo hoặc phát âm theo (nếu trẻ đã nói được)

Áp dụng bài học số 1 cho Ỉn như thế nào:
Đầu tiên dạy Ỉn các từ dễ mà Ỉn thấy được hàng ngày như "bố", "mẹ", "ông", "bà",... và các bộ phận cơ thể như "mắt", "mũi", "tay", "chân",...
Ví dụ từ "bà" và "ông":

- Viết từ "bà", "ông" lên hai tấm bìa to
- Cho Ỉn xem tấm bìa và phát âm cho Ỉn nghe từ tương ứng
- Chỉ cho Ỉn đâu là bà, đâu là ông, tương ứng với chữ trên tấm bìa
- Dạy Ỉn cách chỉ tay vào bà khi tấm bìa là "bà", chỉ tay vào ông khi tấm bìa là "ông"

Mục tiêu:
a- khi giơ tấm bìa "bà" thì Ỉn phải biết chỉ tay về phía bà
b- khi giơ tấm bìa "ông" thì Ỉn phải biết chỉ tay về phỉa ông
c- làm cho Ỉn biết cách phát âm đúng các từ "ông", "bà" (giai đoạn 2, khi Ỉn đã nói được khá hơn)

Mẹ Ỉn lúc nào rỗi thì cho Ỉn thử xem trong bao lâu thì Ỉn đạt được các mục tiêu a,b,c nhé.

Tham khảo thêm:
Phỏng vấn tiến sĩ Robert C. Titzer
teachyourbaby
yourbabycanread

Trẻ có thể tập đọc ngay từ 9 tháng tuổi

"Không phải đến khi trẻ lên 4-5 tuổi cha mẹ mới bắt đầu dạy chúng tập đọc, đơn giản là vì đã quá trễ", tiến sĩ Robert C. Titzer, một chuyên gia về giáo dục trẻ em ở Mỹ, lập luận. Phương pháp dạy trẻ đọc sớm của ông đang được xem là một đột phá.

Robert Titzer cho rằng, cũng như cách chúng ta hướng trẻ con theo ngôn ngữ nói, đọc có thể học được dễ dàng ngay từ giai đoạn đầu đời. Khi được trình bày một cách hài hước, tiếp cận theo nhiều giác quan, thì tập đọc là một hoạt động rất thú vị cho trẻ con và cả những bé mới biết đi.

Nghiên cứu của ông cho thấy có một cửa sổ cơ hội học ngôn ngữ bắt đầu từ khi trẻ biết đi và đóng lại khi trẻ lên 4. Trong giai đoạn cửa sổ này, trẻ được dạy đọc thì kỹ năng sẽ tốt hơn hẳn so với bé được dạy ở lứa tuổi 5-6, dù có cùng chỉ số thông minh và địa vị xã hội.

Theo Titzer, những bằng chứng khoa học cho thấy rằng trong những năm đầu đời, não bộ trẻ phát triển rất nhanh và có những tiềm năng lớn. Trong giai đoạn này, khi các giác quan thính giác, thị giác, xúc giác được kích thích đúng phương pháp, trẻ sẽ phát triển tốt nhất tiềm năng trí tuệ sẵn có. Tiềm năng của não bộ trẻ là cơ sở của các chiến lược giáo dục sớm, trong đó có việc học ngôn ngữ sớm. Chính vì vậy tập đọc ngay từ thơ ấu sẽ dễ dàng hơn nhiều so với bất kỳ giai đoạn nào khác.

"Trong thời kỳ sơ sinh, trẻ em có khả năng học ngôn ngữ tự nhiên ở mức độ cao hơn bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời. Tôi đã phát triển phương pháp học đọc đa giác quan mới này để tận dụng cửa sổ cơ hội của trẻ để học ngôn ngữ", Titzer cho biết.

Giải pháp của ông là: Để trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi tiếp xúc với ngôn ngữ đọc cũng như ngôn ngữ nói thông qua chương trình đa giác quan sinh động mà trẻ có thể vừa nhìn thấy từ vừa nghe chúng.

Ví dụ, khi con bạn tỏ ra hứng thú ở một chủ đề đặc biệt nào đó, hãy giúp bé học đề tài đó bằng nhiều giác quan có thể. Nếu con bạn thích học về hoa - hãy để bé xem, ngửi, chạm vào, thậm chí là lắng nghe những âm thanh dịu dàng mà bông hoa phát ra mỗi khi chạm vào tai bé.

Phương pháp học này thường gây hứng thú nhiều hơn đối với trẻ, tạo hiệu quả nhiều hơn vì các kênh thần kinh được hình thành giữa các vùng khác nhau của não sẽ nhận được những thông tin đa cảm giác.

Chương trình “Bé yêu biết đọc ” được Robert Titzer áp dụng thử trên chính con gái mình, Aleka, khi còn là một đứa trẻ. Ông biết não bộ của con ông đang ở thời kỳ phát triển nhanh hơn so với các giai đoạn còn lại trong đời một đứa trẻ. Kết quả đáng kinh ngạc. Lúc sinh nhật đầu tiên, bé đã có thể đọc hơn 100 từ. Khi 2 tuổi, Aleka có thể đọc 10 đến 20 cuốn sách một ngày và lên 4, nó có thể đọc đúng chính tả ở mức ngang tầm với một người 18 tuổi. Chương trình này cũng thực hiện thành công trên người con gái thứ 2, Keelin.

PGS Nguyễn Công Khanh, chuyên gia tâm lý trẻ em ở ĐH Quốc gia Hà Nội, từng có nhiều năm nghiên cứu ở Australia, cho rằng "Quan điểm của tiến sĩ Titzer là hoàn toàn có cơ sở thực hiện được. Từ trước đến nay, trẻ 1-2 tuổi chỉ được dạy nói thuần túy, vậy có thể kết hợp với dạy đọc. Lứa tuổi này cũng là lứa tuổi thiên tài về trí nhớ, trẻ có khả năng ghi nhớ rất tốt. Việc tiếp nhận thông tin cũng khác với khi trẻ đã lớn, chúng học bằng mọi giác quan, vì vậy có cơ sở thực hiện được cả nói và đọc".

Tuy nhiên, tiến sĩ Khanh cũng cho rằng khi dạy trẻ đọc quá sớm, có thể trẻ sẽ rất ham đọc, hoặc ham đọc quá mức, nên cần phải dung hòa được với những hoạt động khác như giao tiếp hoặc vận động.

"Ngay cả tại các nước tiên tiến như Mỹ, Singapore, quan điểm của tiến sĩ Titzer vẫn còn là rất mới, vì thế ta cũng nên tham khảo", ông Khanh nói. Ông cho biết Nhật Bản và Trung Quốc cũng đã thử nghiệm áp dụng trên một nhóm trẻ, nhưng chưa công bố kết quả.

Robert C. Titzer, nhà nghiên cứu nhi, khi còn là giáo sư Đại học Southeastern Louisiana, bài nghiên cứu thú vị của ông về khả năng đọc đa giác quan trong thời kỳ lọt lòng và tập đi đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia, phụ huynh và giới truyền thông. Công trình của ông đã được đăng trên các tờ báo khoa học, như Psychological Review. Ông từng giảng dạy tại 3 trường đại học khác: Penn State, ĐH Indiana và ĐH quốc gia California ở Fullerton.

(Theo vnexpr)

Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2008

Động tác mới

Mấy hôm nay, Ỉn có động tác bò ngược. Ỉn bò nguợc trông rất dẻo và rất duyên dáng.Trông Ỉn bò ngược ông có cảm giác như động tác trượt băng nghệ thuật. Ông rất thích xem Ỉn bò ngược. Ông có ý định tổ chức cho Ỉn biểu diễn để bán vé cho bà và mẹ vào xem rồi lấy tiền hai ông cháu đi ăn quà. Có lúc bà đang nằm nghỉ, Ỉn bò và đạp cả hai chân vào mặt bà (cùng chỉ vỉ Ỉn thiếu con mắt sau gáy). Vì là động tác mới nên Ỉn liên tục thực hành Động tác thứ hai là động tác chụm môi. Động tác này thì Ỉn ít làm hơn chắc Ỉn sợ nó làm Ỉn bớt xinh chăng.
Tiến bộ mới là là Ỉn đã có thể tự đứng được một mình trong vòng vài bà phút. Nhưng Ỉn lười lắm cũng có thể là Ỉn nũng ông, bà: chỉ khi nào Ỉn mãi làm gì đó, ông hoặc bà bỏ tay ra, Ỉn không chú ý là cứ thế Ỉn đứng. Hễ Ỉn biết là ông bà không đỡ nữa là Ỉn lại ngồi xuống.

Thứ Bảy, 2 tháng 8, 2008

Sở thích mới của Ỉn

Dạo này Ỉn rất hay xem television. Ỉn thích nhất là quảng cáo và khi có nhạc hiệu. Ỉn xem say sưa lắm, nhìn không chớp mắt, quên cả ăn. Ông rình mãi mà chưa quay được cản này vì hễ thấy ông đưa camera ra là Ỉn lại bò đến đòi cầm camera.
Mấy hôm nay Ỉn còn có động tác mới là đánh môi. Ỉn đánh môi kêu hay lắm. Ông rất thích nghe Ỉn đánh môi. Nhiều hôm ông còn tổ chức cuộc thi đánh môi giữa ông và Ỉn. Thường thì Ỉn thắng.