Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2010

Liên tưởng

Tối hôm nay, trong khi ăn cơm tối, ông và bà xem ti vi thấy họ nói không nên chiều theo yêu cầu của trẻ. Ngay lúc đó bà liên tưởng tới việc mua cho Ỉn cái đồ chơi con gà mổ thóc. Bà nói: "Bà chiều Ỉn quá. Mà Ỉn bây giờ hiểu biết nhiều rồi." Ông cũng đồng ý với bà. Khi Ỉn về Việt nam, ông bà hơi chiều Ỉn. Caí đó rất đúng và cần rút kinh nghiệm. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng ông, bà xa Ỉn lâu, Ỉn lại la cháu đẩu cộng với tâm lý Việt nam không dễ bỏ. Dù sao ông, bà thống nhất là phải rút kinh nghiệm cho lần về tới của Ỉn.
Hôm nay nghe mẹ nói mẹ con Ỉn sốt ông, bà lại thương Ỉn nhiều. Cháu sốt lâu thế là hại sữc khoẻ thế mà ông bà ở xa không làm sao giúp Ỉn được.
Ông mách nhỏ với Ỉn là bà sắp đan xong một caí quần len nữa cho Ỉn. Cái quần này đẹp hơn cái trước. Ít ngày nữa bà sẽ gửi cho Ỉn đấy. Nhưng Ỉn không được để bà biết ông mách Ỉn đâu nhé. Đây là chuyện riêng của hai ông cháu mình thôi đấy nhé.

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2010

Huỳnh xi lô

Ông phải nói trước là từ "Huỳnh xi lô" không có trong vốn tiếng việt. Đây là từ hai bà cháu Ỉn nghĩ ra khi làm động tác ngả người và đưa hai chân lên ngang mặt (một động tác thể dục). Ỉn làm khá dẻo và chân đưa được gần sát mặt. Nhưng cái ông thích là Ỉn còn chỉ đạo bà : Huỳnh xi lô bên này rồi lại quay sang bên kia.
Sáng nay, nhân bà tập, ông nhớ lại cảnh hai bà cháu tập hồi Ỉn về Việt nam ông ghi lại mấy dòng.

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2010

Khen trẻ nhỏ như thế nào?

Khen trẻ nhỏ như thế nào?

Quyển sách Mindset: The New Psychology of Success của giáo sư tâm lý Carol Dweck (Standford) trả lời câu hỏi này. Tờ New York Magazine có một bài rất hay tóm tắt các kết luận chính của nghiên cứu của Dweck:

1. Khen “cháu thông minh” quá nhiều (cho dù nó thông minh thật) có thể làm hại tính tự tin của đứa trẻ. Những đứa trẻ nghĩ là mình thông minh có xu hướng sợ thử giải quyết các vấn đề khó khăn, vì nếu nó thất bại nó sẽ nghĩ rằng do nó kém thông minh nên thất bại.

When students transition into junior high, some who’d done well in elementary school inevitably struggle in the larger and more demanding environment. Those who equated their earlier success with their innate ability surmise they’ve been dumb all along. Their grades never recover because the likely key to their recovery—increasing effort—they view as just further proof of their failure. In interviews many confess they would “seriously consider cheating.”

Students turn to cheating because they haven’t developed a strategy for handling failure. The problem is compounded when a parent ignores a child’s failures and insists he’ll do better next time. Michigan scholar Jennifer Crocker studies this exact scenario and explains that the child may come to believe failure is something so terrible, the family can’t acknowledge its existence. A child deprived of the opportunity to discuss mistakes can’t learn from them.

Kết luận này làm tôi nhớ đến vụ có nên học chuyên toán hay không hồi nào. Đối diện và chấp nhận thất bại là một đức tính rất cần thiết cho mọi người, bao gồm học sinh, sinh viên, và đặc biệt là những người làm khoa học. Tôi thất bại hàng ngày hàng giờ trong việc giải quyết các bài toán nảy sinh trong nghiên cứu của mình. Khác với một số ngành nghề khác, những người làm khoa học có khả năng thất bại thường xuyên (không tìm ra lời giải cho các vấn đề nào đó) trong một thời gian dài. Andrew Wiles thất niên diện bích mới giải được bài toán Fermat lớn. So với việc lập trình hay xây nhà, ngày nào ta cũng có một thành tựu nhất định nào đó (ví dụ như viết được thêm 1000 dòng lệnh hay xây thêm được một bức tường nhà), thì việc quen chịu đựng được thất bại cả mấy tháng hay mấy năm liền của dân làm khoa học nói chung là một đặc tính khá đặc thù. Học sinh chuyên toán rất quen với thất bại. Có rất nhiều bài toán họ không giải được, và quá trình học chuyên toán luyện cho họ một khả năng “chịu đựng” và “cần cù” tấn công một bài toán trong một thời gian dài. Tôi cho rằng đặc trưng này cực kỳ có lợi cho họ về lâu về dài nếu họ theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học. (Có lẽ hơi thừa, nhưng phải nhấn mạnh rằng “chuyên toán” không phải là con đường duy nhất, ngoài Thiếu Lâm còn có Võ Đang, Vịnh Xuân, Hồng Gia Quyền, Karate, Taekwondo, … để luyện não.)

2. Khen “cháu làm việc cần cù” (cho nên mang lại một thành quả nào đó) là lời khen rất có ích! Những đứa trẻ tin rằng thành quả của nó là do nó lao động mà có sẽ cố gắng lao động nhiều hơn nữa khi nó thất bại. Lười lao động là cái có thể sửa được, kém thông minh thì (bọn nhỏ nghĩ là) trời sinh ra thế.

3. Một thông điệp rất quan trọng là bộ não cũng như một bộ cơ bắp, rèn luyện nhiều thì não sẽ làm việc tốt hơn! Tôi hoàn toàn nhất trí với kết luận này. Dĩ nhiên là có một ngưỡng trần cho chiến lược “cần cù bù thông minh”, ví dụ tôi có lao động cả đời cũng không nghĩ ra được thuyết tương đối, nhưng ngưỡng trần này cao hơn vạn lần cái ta tưởng.Nhân đây cũng nói luôn là thành ngữ “cần cù bù thông minh” mang hàm ý xấu cho “cần cù” (nghĩa là anh không thông minh lắm nên mới phải làm việc nhiều như thế để bù lại). Ẩn ý này trong thành ngữ là sai lầm nghiêm trọng!

Cần cù chắc chắn sẽ làm cho bạn và tôi thông minh hơn! Ít nhất, nếu bạn không tin điều này thì có thể hiểu nó theo cách khác: cần cù sẽ làm cho bạn và tôi khai thác trí thông minh của mình triệt để hơn nhiều lần.

Bên Cosmic Variance có một bài viết rất hay về cần cù, thông minh, và thiên tài. Tôi cũng đã post bài về thiên tài là do rèn luyện. Thomas Edison có câu nói nổi tiếng là “Genius is 1% inspiration and 99% perspiration!”

4. Những lời khen càng cụ thể thì càng có ích. Ví dụ: khen là con đá bóng không tham bóng, hay chuyền bóng cho bạn, sẽ làm cho con bạn trở thành tiền vệ tốt hơn; thay vì khen chung chung “con đá bóng giỏi quá”. Những lời khen chung chung làm đứa trẻ không biết nó cần phát huy khả năng gì.

5. Những lời khen “động viên” thiếu tính chân thực sẽ có tác dụng ngược. Ví dụ:

According to Meyer’s findings, by the age of 12, children believe that earning praise from a teacher is not a sign you did well—it’s actually a sign you lack ability and the teacher thinks you need extra encouragement. And teens, Meyer found, discounted praise to such an extent that they believed it’s a teacher’s criticism—not praise at all—that really conveys a positive belief in a student’s aptitude.

(blog Ngô Quang Hưng)

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2010

Bà lẩm cẩm

Ông kể Ỉn nghe chuyện này nhé: Hôm qua ăn cơm tối có cá chép rất ngon. Đang ăn bà bõng nhớ hôm Ỉn về bà cho Ỉn ăn cá, Ỉn ăn ngon lành lắm. Thế là bà tiếc là đã không mua cá chép cho Ỉn ăn, bà bảo bây giờ bà ân hận quá.
Ông thì ông thấy bà rất thương Ỉn. Đó là điều rất quý. Nhưng cứ lẩm bẩm là ân hận vì không mua cá chép ngon cho Ỉn ăn thì ông bảo :"Bà lẩm cẩm rồi, khi nào cháu về lần sau lại "đãi" cháu cũng được chứ sao". Nhưng bà là thế, phụ nữ là thế. Không hiểu sau này mẹ Ỉn và Ỉn nữa khi thành bà rồi có như bà bây giờ không ?.
Chắc lúc mẹ Ỉn thành bà thì ông đã di xa rồi. Ỉn nhớ giữ mấy dòng này rồi đối chiểu xem nhé.

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2010

Nốt trầm

Mấy hôm nay, ông và bà xem lại những đĩa ghi lại hình ảhnh của Ỉn hồi về Việt nam năm ngoái. Trong khi xem ông chợt nhận ra một sơ suất của ông: năm nay Ỉn ve Việt nam 3 tuần. So với những hình ảnh năm ngoái Ỉn đã lớn khôn hơn nhiều. Ông đã ghi lại phần nào trong mấy bài ngay trước đây. Thế mà ông quên không quay phim ghi lại thật nhiều những cảnh chơi, nghịch của Ỉn năm nay. Rõ ràng ông đã bỏ lỡ một cơ hội lớn, để ngắt quảng mất một giai đoạn phát triển của Ỉn. Càng nghĩ ông càng cảm thấy lỗi của ông lớn quá. Giá khi Ỉn về đến nhà, ông luôn cầm camescope (ca mé ra) thì đã có thể có thêm những đĩa mới rất giá trị. Lần sau Ỉn về nhất định ông sẽ không phạm sai lầm nữa.

Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2010

Bilan của 3 tuần ở Việt nam của Ỉn

Trước lúc về, Ỉn bị sốt nên về đến nhà ông, bà thấy Ỉn hơi gầy. Sau 2 tuần thì cằm Ỉn là cằm quan phụ mẫu. Đó là tiến bộ về mặt physique.
Về tiếng việt thì tiến bộ của Ỉn là vượt bậc. Ỉn nói được rất nhiều và rất đúng tình huống. Lúc đầu mới về, nếu không đồng ý với điều gì ông hay bà nói thì Ỉn hét một tiếng gì đó không ai hiểu gì nhưng biết là Ỉn không đồng ý nên ông, bà không nói nữa. Về sau (khoảng đầu tuần thứ 3)thì Ỉn bảo: "Ông không nói" hay "bà không nói". Bây giờ sang Zurich thì Ỉn lại quên bớt tiếng việt vì đi nhà trẻ lại nói tiếng đức. Chắc năm sau, hoặc vài năm nữa về thì Ỉn lại quên hết tiếng việt thôi. Lúc đó thì khó mà dạy Ỉn tiếng việt rồi. Vả lại cũng không nên ép Ỉn nói tiếng việt nữa vì Ỉn phải giỏi tiếng đức mới học giỏi được.
Ỉn hay nghĩ ra nhiều trò chơi rồi yêu cầu ông hay bà phải chơi cùng Ỉn. Đây là điều ông đánh giá rất cao khả năng trí tuệ của Ỉn. Có hôm 12 giờ đêm rồi Ỉn vẫn yêu cầu bà chơi với Ỉn chứ không được ngủ. Đối với bà đấy là một cực hình (vì bà rất hay ngủ sớm: khoảng 9 giờ tối là bà đã ngủ). Vậy mà bà vẫn phải chiều Ỉn.
Bà bảo Ỉn là thần giữ của. Em nhà dì Hằng mượn cái gối Ỉn cũng không cho. Mượn bất kể thứ gì Ỉn đều từ chối, thái độ kiên quyết.
Mấy hôm nay Ỉn đi rồi, nhà lại vắng lặng. Ơ nhà chỉ còn ông và bà, không còn tiếng trẻ con của Ỉn nữa nên hơi buồn. Ông mởi bộ đĩa papa ghi lại cho bà xem. Ông, bà thấy càng rõ sự tiến bộ của Ỉn. Ơ nhà bây giờ bộ đĩa là niềm vui của ông, bà đấy Ỉn ạ. Ông mong Ỉn ngoan để maman đỡ vất vả. Tất nhiên là thêm một tuổi nữa thì Ỉn sẽ không lớn hơn và maman sẽ nhàn hơn.
Ông, bà lại mong ngày Ỉn về thăm.

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2010

Những phát ngôn ấn tượng

Đây là ông nói những phát ngôn của Ỉn chứ không phải của các danh nhân thế giới. Ỉn ăn nhiều thức ăn nóng (theo triết lý phương đông)nên bị nổi một số bọng nước. Hiện tượng này do maman di truyền sang cho Ỉn. Mà maman lại do ông truyền cho. Khi có các bọng nước chìn dưới da thì hơi ngứa. Hôm đó ngứa quá, Ỉn gãi mãi mà không đỡ. Tự nhiên Ỉn nói với bà (bà đang nấu cơm): "Khó chịu quá." Với ông, mới hai tuổi mà tự nhiên kêu như vậy chứng tỏ Ỉn có một tư duy khá tốt.
Cách đây vài ba ngày, papa va maman có việc phải đi. Ỉn muốn đi cùng nhưng vì trời lạnh, vả lại vì công việc không tiện để Ỉn đi nên Ỉn phải ở nhà với bà. Ông đi dạy về thấy Ỉn đang ăn cơm. Một lúc sau Ỉn buồn ngủ, bà đưa Ỉn lên giường ngủ, tự nhiên Ỉn bảo bà: "Papa hư, mẹ cũng hư."
Ông gọi các câu nói đó của Ỉn là các phát ngôn ấn tượng. Như đã nói trên, ông cho rằng ở tuổi Ỉn mà có những câu nói như vậy là đang mừng về mặt trí tuệ. Ông bà cảm thấy rất hạnh phúc, rất tự hào về Ỉn.
Tối thứ năm ngày 7 tháng 1 năm 2010, cả nhà ra nhà thăm bà Lý (mẹ bác Ngay là học sinh cũ của ông). Lúc đầu Ỉn còn lạ. Được một lúc bà Lý cho Ỉn chơi con rùa rồi cho Ỉn đi xe đạp của chị Quýt (con bác Ngay). Đầu tiên Ỉn còn phải nhờ papa đặt lên yên. Nhưng ngay lần thứ hai Ỉn đã tự treo lên yên xe ngồi được rồi. Ỉn còn biết dắt xe đạp nữa nhé. Lúc đầu hai tay Ỉn cầm hai bên ghi đông. Sau đó Ỉn cầm một tay ở ghi đông, một tay ở yên xe như người lớn. Ông nhìn thấy thế, khen Ỉn giỏi. Ỉn thích lắm. Nét mặt Ỉn tỏ ra rất tự hào thậm chí là rất kiêu. Lúc đó ông mới nhớ ra là quên mang theo camescope để quay lại cảnh đó. Nếu quay được cảnh đó thì mai ngày lớn lên chắc Ỉn xem cũng phải ngạc nhiên. Riêng ông thì đến hôm nay vẫn cảm thấy rất tiếc là đã bỏ qua một cảnh quay rất giá trị.
Đừng nghĩ là Ỉn còn nhỏ không biết đùa nhé. Bằng chứng là tối hôm qua, Ỉn đang chơi với bà thì maman sang bảo Ỉn về phòng ngủ. Ỉn chưa muốn ngủ, nên Ỉn giả vờ là ngủ với bà. Ỉn nằm xuống gối đầu lên gối rồi nói với maman là Ỉn ngủ với bà. Vừa nói vừa cười rất khoái chí là đã đánh lừa được maman.
Ông, bà rất vui, sung sướng khi thấy Ỉn lớn khôn như vậy.

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2010

Ỉn và âm nhạc

Nói cụ thể hơn, Ỉn rất thích ca nhạc và nhiều hoạt động của mình, Ỉn toàn diễn đạt dưới dạng các bài hát. Ông đưa Ỉn đi dạo, xem chó, vừa đi Ỉn vừa hát: "ta đi xem chó." Nhiều hoạt động khác nữa Ỉn luôn luôn hát. Trước khi đi ngủ, Ỉn cũng thích papa mở nhạc cho nghe. Ỉn ngồi nghe rất chăm chú, một lúc sau là Ỉn nằm xuống và ngủ thiếp đi.
Ỉn rất thích các loài vật, đặc biệt là chó. Thông thường, bà hay dắt Ỉn đi dạo đồng thời để Ỉn xem chó. Có lúc bà cho Ỉn vào xem cá ở nhà hàng Ngự bình, rồi xem chim. Đấy là những lúc Ỉn vui nhất.