Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015


Đón  “các thượng khách”

 

Năm nay ông, bà đón hai lần “khách”: lần thứ nhất là Ty và Bi; lần thứ 2 là Ỉn. Với ông, bà các cháu là “thượng khách” trong nghĩa phải chuẩn bị chu đáo và phải chăm sóc hết long. Ông, bà đã “hoàn thành tốt nhiệm vụ”. Vì em Ty và em Bi không có Blog nên ông viết về chị Ỉn.

Ỉn về lần này là lần thứ 4. Lần thứ nhất Ỉn chỉ mới 9 tháng tuổi. Ỉn về với mamy để ông, bà trông cho mamy hoàn thành nốt luận án. Lần ấy Ỉn về lâu nhất: ở Việt nam đến 9 tháng từ tháng 6 năm trước (2008 ) đến tháng 3 năm sau (2009). Lần này Ỉn để lại rất nhiều kỷ niệm nhưng ông chỉ nhắc 3: Ỉn bò lùi và Ỉn phá hỏng một cái quạt vì Ỉn muốn biết cánh quạt quay thế nào nên lấy tay quay làm quạt gẫy cánh. Ỉn bắt chước rất nhanh: ông quay đĩa cân thì Ỉn cũng quay.

Lần thứ 2: cuối năm 2009, Ỉn về cùng papy và mamy. Lần này về ngắng ngày nên ông không nhớ kỷ niệm nào.

Lần thứ 3: Ỉn về cuối năm 2010 đầu năm 2011 nhân dịp cưới dì Mai. Lần này Ỉn về với mamy. Cũng chỉ về  có hơn 1 tuần.

Lần thứ 4: Ỉn về với papy từ ngày 17 tháng 4 đến ngày 3 tháng 5 năm 2015. Lần này Ỉn đã 8 tuổi nên ông, bà phải chuẩn bị không những vật chất mà còn có cả một chương trình về văn hóa: tham quan một số cơ sở văn hóa và các hoạt động nghệ thuật. Và điều ông, bà phấn khởi nhất là Ỉn rất thích các hoạt động văn hóa.

Đầu tiên là đi thăm bảo tang Dân tộc học. Trước khi đi, trong đầu ông là để Ỉn có thể xem một vài trò chơi nếu có. Tuy nhiên khi vào bảo tang, Ỉn rất tập trung xem các hiện vật được trưng bày. Ỉn hỏi rất nhiều câu, có nhứng câu hỏi ông cũng không trả lời được, đành khất Ỉn. Nếu có biển chú thích dưới từng hiện vật thì Ỉn hỏi rất rõ là hiện biển thứ nhất nói gì. Ông phải dịch cho Ỉn hiểu. Và điệp khúc “vì sao” liên tục được Ỉn nêu ra. Chính những cái vì sao này làm ông nhiều khi bối rối và tắc tị.

Đến tận trưa (gần 12 giờ) mà Ỉn vẫn không muốn về, vì còn một vài phòng trưng bày chưa xem được. Chủ quan ông thấy 8 tuổi mà Ỉn có ý thức tìm hiểu sâu như vầy là đáng quý. Ông thực sự thấy phấn khởi về tính ham hiểu biết của Ỉn.

"hợp đồng văn hóa"


Hợp đồng văn hóa

 

Trước khi về Việt nam, Ỉn có một “hợp đồng” cho ông, bà là cho Ỉn đi xem ở nhà hát lớn Hà nội. Lý do: ở Zurich Ỉn có đi xem ở nhà hát lớn nên Ỉn muốn so sánh giữa hai nhà hát này. Ý vừa nêu là lý do trực tiếp, bề nổi. Trong tâm trí Ỉn thì Việt nam nghèo hơn Thụy sỹ vì vậy Ỉn luôn muốn biết mức độ nghèo của Việt nam đến đâu. Để thực hiện hợp đồng với Ỉn, ông, bà đã ra nhà hát lớn Hà nội tìm hiểu chương trình biểu diễn. Và điều không may lắm là dịp Ỉn về không có nhều hoạt động. Ông nói không may lắm có nghĩa là cuối cùng vẫn hoàn thành hợp đồng với Ỉn: có hai buổi biểu diễn vào ngày 28 và 29 tháng 4, một buổi là hòa nhạc của nhà hát giao hưởng Việt nam với một đơn vị của Na uy, một buổi là ca nhạc. Ông, bà chọn ca nhạc và đó là một lựa chọn không chính xác vì ở Zurich, Ỉn đã học piano; nhẽ ra nên cho Ỉn xem hòa nhạc. Tuy nhiên, Ỉn tỏ ra rất thích xem buổi ca nhạc hôm đó. Bằng chứng là Ỉn rất tập trung xem biểu diễn, hết mỗi tiết mục Ỉn cũng vỗ tay động viên như các khan giả khác. Ỉn còn “bắt” ông quay phim toàn bộ chương trình hôm đó. Tác phong ngồi xem của Ỉn rất người lớn, rất có văn hóa hơn cả các khan giả người lớn ngôi chung quanh: Ỉn không gây một tiếng ồn nào, không nói chuyện riêng với bà và papi (ông lo quay phim cho Ỉn). Cuối buổi biểu diễn, Ỉn tỏ ra rất phấn khởi. Nhận xét của Ỉn về nhà hát lớn Hà nội là : to và đẹp như nhà hát ở Zurich.

Ông bà còn hoàn thành vượt mức “hợp đồng” với Ỉn: ông, bà còn “mời” Ỉn đi xem múa rồi nước và thành công không kém đi xem hát ở nhà hát lớn nếu không muốn nói là hơn. Ỉn xem say sưa và theo thói quen ham hiểu biết của mình, Ỉn đặt rất nhiều câu hỏi về các hoạt cảnh trên sân khấu. Vốn hiểu tính cách của Ỉn, nên ông, bà biết chắc là Ỉn sẽ rất thích múa rối nước và ý nghĩ ấy đã được minh họa qua buổi đi xem. Hết giờ xem bà mua cho Ỉn cô tiên bằng gỗ được làn theo kỹ thuật rối nước.

Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014


Họa sỹ tý hon và hai loại tranh

         Có một họa sỹ nhỏ (nhỏ tuổi) mới vào nghề đang vẽ hai loại tranh cùng một lúc. Loại thứ nhất là tranh « phong cảnh và tĩnh vật ». Với loại này, hàng tuần họa sỹ đến lớp theo học với cô giáo. Họa sỹ đã vẽ một số bức tranh và đã nhở mamy gửi qua ảnh về cho ông bà xem. Ảnh của họa sỹ khá đẹp, nét vẽ rất nét, phối màu khá đẹp (đó là theo ý kiến của một người thưởng thức tranh không chuyên nghiệp, nhưng có tình yêu quý bao la dành cho họa sỹ. Cô giáo cũng có lời khen là họa sỹ rất nắn nót nét vẽ, tỷ mỷ.

         Loại tranh thứ hai chỉ có ông xem được. Họa sỹ không dùng cọ để vẽ loại tranh này, cũng không phối màu. Mỗi ngày họa sỹ chỉ vẽ một phần của một nét, một phần rất nhỏ. Nhưng nét vẻ của họa sỹ rất chắc, khỏe. Để vẽ bức tranh này, họa sỹ không theo một trường lớp nào cả, cũng không có ai hướng dẫn cả. Chỉ một mình họa sỹ thầm lặng vẽ, kiên trì vẽ. Hiện nay bức phác họa đã cho thấy những đường nét chính. Bức tranh này không vẽ phong cảnh, không vẽ tĩnh vật, không vẽ bất kể một loại hình tranh nào mà các trường mỹ thuật vẫn dạy. Tất nhiên là họa sỹ tự phác họa chân dung của mình. Họa sỹ vẽ mà không biết mình đang vẽ. Họa sỹ vẽ để chứng minh chân dung mà ông đã dự cảm : ở lớp 1 Ỉn thuộc nhón đầu mà nhóm này chỉ có 3 hoặc 4 bạn (theo lời cô giáo nói với mamy). Bức tranh này không để treo tường, không bán nhưng giá trị thì không thể tính đếm chỉ bằng tiền.  

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Bài này ông viết và đăng hôm trước, nhưng không hiểu sao khi ông đọc lại thì không có trong danh sách bài đã đăng. Hôm nay ông viết lại

Dọa nhau: ông chỉ kể lại một việc không bình luận:  hồi ấy Ỉn mới chỉ 5 tuổi. Một lần, papi dọa phạt Ỉn vào phòng tối. Lập tức Ỉn dọa lại “từ này Ỉn không giúp papi việc gì nữa”. Thế là papi thôi không phạt nữa.

Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014


Một minh chứng nhỏ cho những ý kiến của ông trước đây.

 Lần này sang ông thấy Ỉn có mấy tiến bộ: thứ nhất là về hình thể thì tất yếu là Ỉn lớn hơn. Về mặt nhận thức Ỉn cũng có những tiến bộ lớn. Ỉn bắt đầu có ý tứ hơn; đồng thời, cháu cũng lớn hơn trong cách cư xử. Tiến bộ đáng mừng nhất là Ỉn rất thích nghe đọc chuyện (chuyện cổ tích Việt nam…). Ỉn cũng chăm học hơn. Bây giờ papi chuẩn bị cho Ỉn cho Ỉn một góc học tập rất hiện đại (bằng công nghệ tin học), rất đàng hoàng. Ỉn rất thích nghe chuyện bằng tiếng đức (Ỉn có một máy quay CD và các loa do papi sắm cho). Gần đây  papi lại mua cho Ỉn một cây đàn piano. Thế là đời sống tinh thần của Ỉn – chí ít là theo ông nghĩ – rất tốt. Ông hy vọng trong tương lai sẽ được nghe Ỉn chơi đàn.

Ỉn cũng chịu khó học hơn trước. Bây giờ Ỉn làm các  phép cộng trừ đến 10 khá tốt. Theo mamie thì ở lớp Kindergarten, Ỉn đứng trong tốp đầu, phần lớn các chỉ số của Ỉn đều ở hàng thứ hai. Tiếng đức của Ỉn thì theo cô giáo là rất tốt. Ỉn chịu khó học giỏi toán thì sẽ có nhiều hứa hẹn cho cháu.

Như vậy là bài thơ ông làm chúc mừng sinh nhật lần thứ 6 của Ỉn đã có minh chứng ban đầu.

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013


Ngày 11 tháng 9 năm 2013, nhân ngày sinh nhật lần thứ 6 của Nguyễn Võ Ngọc Linh, ông viết vài dòng (ông tạm gọi là thơ) như một món quà tặng cháu. Ông mong, và hơn thế: ông tin món quà này sẽ trở thành hiện thực.

Dự cảm một chân dung

 
Thân hình: nho nhỏ.

Dáng người: xinh xinh.

Trí tuệ : thông minh.

Lại đậm tình, đậm nghĩa.

 
Ông tin Linh thông minh.

Bởi

        cháu có khả năng:

                   quan sát nhanh,


                   tư duy rất lô gíc.

Cháu sở hữu:

                  một trí nhớ tuyệt vời.

Ông luôn nhớ, Ỉn ơi:

     câu VÌ SAO mà Linh luôn hỏi. 

 
Điều  ông trông đợi:

        là tính kiên trì,


        lòng ham học hỏi,

chìa khóa của thành công

Ông,

        Ông có niềm tin chắc chắn:

              Linh sẽ thỏa mãn ước mơ,

                       Của đại gia đình.

 
Ông

     ở xa,

              nhưng

     rất gần

(nhờ Internet)

Ông có thể theo chân Linh từng bước.

Biết, hàng ngày, mỗi tiến bộ của Linh.

 

Ông đã có. bước đầu, vài thí dụ.
Để
      mà tin, mà yêu quý cháu ông.

Để
     vẽ tiếp bức chân dung
                                  ông đang phác họa.

 
Ông mong

           và tin:

Linh sẽ cộng tác với ông.
Để
        hoàn thành bức chân dung tuyệt đẹp.

Dâng mẹ, cha
          nhân mỗi lần sinh nhật
  bằng
           một vài nét vẽ diệu kỳ.

 
 Khi Linh đặt nét vẽ cuối cùng.

Là niềm vui vỡ òa,
   của
       đại gia đình :

của ông, của bà,

của cha, của mẹ,

của chú, của dì

và của các em.

Có hạnh phúc nào lớn hơn cho mỗi chúng ta !    

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Đón thượng khách

Bài này của ông ngoại viết trước khi Ỉn về vn nhưng lại bị lỡ mất chuyến bay, đành hẹn gặp lại ông bà ngoại tháng 11 này vậy:

Thượng khách đây là Ỉn. Ông nói thế vì từ khi biết Ỉn sắp cùng papi và mami về Việt nam thì bà luôn lo làm sao cho Ỉn phải có những ngày vui vẻ. Bà dàn xếp để Ỉn có thể nghe chim hót; bà lo xem mua cho Ỉn quả gì, quần áo gì. Và nhất là bà lo chuẩn bị các món ăn ngon để Ỉn thưởng thức. Bà lo đến mức hang ngày, cứ đến 11 g 30, giở có chương trình dạy nấu ăn là bà chăm chú nghe, lấy giấy bút ra để ghi các recettes. Bấy giở bà có một tập khá dày các recette. Bà còn tìm hiểu trước khả năng mua được thực phẩm tốt để bảo đảm an toàn bữa ăn cho Ỉn. Bà lo cả đôi dép đi trong nhà cho Ỉn. Ông thấy đón thương khách nhà nước chắc cũng chả có sự chuẩn bị chu đáo hơn thế. Ông đâm ghen với Ỉn.