Thứ Hai, 28 tháng 12, 2009

Bắt đầu độc lập

Hôm qua Ỉn bắt đầu tỏ ra độc lập với papa và maman. Bằng chứng là bà dắt Ỉn đi chơi, cũng là lúc papa và maman đi Hà nội nhưng Ỉn không đòi đi với maman. Bà dắt Ỉn ra khỏi nhà thi Ỉn bảo: "hôm nay mình đi dạo, không đi nhà trẻ". Câu nói đó Ỉn nói với bà, bà thuật lại cho ông nghe làm ông mấy hôm nay cảm thất rất sung sướng, vì ông thấy Ỉn lớn lắm rồi. Từ đó ông lại nhớ câu: "Cháu ăn cái này." khi ông và Ỉn vừa ngồi vào bàn ăn. Ông cảm thấy, bộ não Ỉn đang tích nạp các câu nói phản ánh hoạt động hành ngày, lưu dữ các dữ liệu đó rồi khi tình huống đến là Ỉn "mở máy". Ỉn có thể bắt chước được những câu rất dài. Những khả năng đó làm ông rất tự hào về Ỉn.

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2009

Ỉn về đến nhà

Khoảng 14 g 30 ngày 23 tháng 12 năm 2009 Ỉn về đến nhà ông, bà ngoại. Trước đó (vào tối chủ nhật trước khi Ỉn lên máy bay, maman gọi điện về báo tin Ỉn bị sốt làm ông bà lo lắng cho Ỉn. Trưa ngày 21 (thứ hai) papa gọi điện về hỏi địa chỉ để ghi lên hành lý ông lại hỏi tin về Ỉn thi biết maman đang đưa Ỉn đi khám. Tối 22-12 từ Singapour maman lại gọi điện về báo Ỉn sốt nặng làm ông, bà không ngủ được. Suốt sáng hôm 23 bà chỉ ngồi mong Ỉn khỏi. Ông, bà đã bàn tính những tình huống xấu nhất là Ỉn bị sốt quá cao thì đưa thẳng Ỉn ra bệnh viện Việt-Pháp. Ông đã gọi điện ra xem cách làm thế nào. Rất may khi Ỉn ra khỏi sân bay, ông, bà thấy Ỉn tỉnh táo, tuy hơi mệt. Thế là Ỉn đi thẳng về nhà. Tối đến thì Ỉn tỉnh táo hơn nhiều. Nhìn thấy Ỉn cười ông,bà như trút được gánh nặng. Hôm sau 24-12 Ỉn còn tỏ ra khoẻ mạnh hơn nữa. Tối đến cả nhà ra nhà hàng Phố biển ăn Noel Ỉn đã ăn khá và sau đó còn cùng ông đi xem cá, xem tôm, ghẹ. Ỉn nhanh nhẹn, chạy tung tăng, cười như nắc nẻ. Thế là ông hết sức yên tâm. Cả nhà chỉ còn lo cho Ỉn ăn được nhiều hơn, và nhất là "out put" tốt vì đến 4 hoặc 5 ngày gì đó bỉm luôn luôn sạch, chỉ thấm tý nước giải. Đến hôm nay Ỉn vẫn "bãi công out put".
Sự trưởng thành của Ỉn.
Ông phải nói rõ là ông viết những suy nghĩ của ông, mong sau này Ỉn lớn Ỉn đọc lại để có khái niệm rõ hơn về tuổi thơ của Ỉn. Ông biết là chưa chắc Ỉn đã biết đọc tiếng Việt. Đã có lúc ông định viết bằng tiếng Pháp. Nhưng rồi Ỉn lại chuyển lên Zuritch, đi nhà trẻ tiếng Đức. Thế là ông đành bằng lòng viết tiếng Việt. Hy vọng rồi Ỉn có thể nói cả tiếng Đức và tiếng Pháp. Lúc đó ông sẽ chuyển toàn bộ sang tiếng Pháp.
Quay trở lại với chủ đề. Phải nói sau gần một năm quay lại Thụy sỹ, Ỉn đã có nhiều tiến bộ về mọi mặt. Ỉn lớn hơn (đó là điều tất yếu), trông Ỉn xinh hơn nữa. Với mái tóc dài, quăn phía sau, trông Ỉn giống như con búp bê.Ông, bà rất thích ngắm nhìn Ỉn.
Về mặt trí tuệ: Ỉn nói tốt hơn nhiều, không chỉ nói theo (như con vẹt) mà đã biết thể hiện ý riêng. Ỉn chỉ vào ghế mà papa đã ngồi và bảo đó là ghế của papa. Ỉn đã hiểu được nội dung câu chuyện trao đổi giữa ông, bà, papa và mẹ. Ai nhận xét về Ỉn thì Ỉn phản đối. Ông ngoại dạy Ỉn đếm con ghẹ, Ỉn đếm đến mười được rồi. Nhưng mới ở mức đếm theo (như con vẹt). Lúc đầu Ỉn đếm nghiêm túc, về sau Ỉn cũng đã biết vừa đếm vừa đuà. Ông,bà mua đò chơi cho Ỉn, rất nhanh, Ỉn biết điều khiển đồ chơi. Ỉn còn nghịch đòi đổi một số vị trí của các chi tiết trong trò chơi.
Về mặt tâm tính: Ỉn đã biết tủi thân. Nếu ai nói hoặc làm một điều gì đó mà Ỉn không bằng lòng thì Ỉn mếu máo, tủi thân trông rất đáng thương. Có một kỷ niệm rất đáng nhớ là tôí hôm qua (25-12), bà cho Ỉn uống nước quất với mật ong (vì Ỉn ho). Ỉn không thích nhưng bà và maman vẫn ép Ỉn uống. Mật ong rơi ra má. Để biểu lộ sự bất bình, Ỉn tự tát vào má. Ông nói đùa là Ỉn bắt chước người Trung quốc tự tát vào má mình khi phạm sai lầm. Thực ra là Ỉn tát mật ong. Nói tóm lại là Ỉn biết hờn giận.
Có một khoảng tối: Ỉn hay quấy và bám maman nhiều quá. Hơn nữa khi Ỉn không hài lòng thì Ỉn hét thay vì Ỉn nói Ỉn không đồng ý.
Dù sao thì Ỉn rất đáng yêu. Ông, bà rất vui khi thấy Ỉn trưởng thành nhanh chóng.

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2009

Nghe tin Ỉn ốm

Ông vừa ngủ trưa thức dậy thì nghe điện thoại đổ chuông. Ông nhấc máy nghe thi nghe mẹ Ỉn nói giọng buồn và lo lắng. Ông biết chuyện không vui, nhưng không nghĩ là Ỉn ốm. Mẹ nói ông mới biết Ỉn bị sốt. Ông nói ngay không suy nghĩ là để bố về một mình, mẹ con Ỉn ở lại. Rồi ông trao máy cho bà (bà đang ngủ nhưng nghe nói Ỉn sốt là bật dậy ngay). Đêm qua ông đã nghĩ đến chuyện phải bảo bố, mẹ Ỉn chú ý khi đi từ Singapour về vì ở đó thì nóng còn Hà nội lại lạnh. Ý ông là phải lo áo ấm cho Ỉn nếu không thì khổ cháu. Thế mà Ỉn lại đã sốt rồi. Chiều, ông đang đọc báo thì bố Ỉn lại gọi về. Ông biết là mẹ con Ỉn vẫn về. Ông dặn bố là phải đưa Ỉn đi khám lại và xin bác sỹ tư vấn. Ông hy vọng mọi chuyện tốt đẹp đối với Ỉn. Ông đã mua quà Noel cho Ỉn rồi. Đó là bộ đồ chơi mà ông hy vọng Ỉn sẽ hài lòng.

Nghe tin Ỉn ốm

Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2009

Những kế hoạch đón Ỉn về

Ông nói có vẻ to tát thế nhưng thực chất là thế này: hôm qua, trong khi lấy quyển sách trên bàn, ông nhớ đến hồi 16 hay 17 tháng gi đó, Ỉn hay nghển cổ lên xem ông có gì trên bàn. Hễ với tay tới là Ỉn lấy ngay. Lấy xuống là Ỉn nghịch lung tung. Vì vậy, hôm qua, ông nghĩ làm thế nào để Ỉn không lấy các thứ để trên bàn được vì bây giờ Ỉn lớn lắm rồi, Ỉn cũng thông minh hơn rồi. Ông nói điều đó ra thế là bà phê bình ông hay nghĩ xấu về cháu. Ông không nghĩ xấu về Ỉn đâu nhé. Ông nói thế cũng là mừng vì giờ Ỉn lớn không rồi. Ông tin là ở tuôỉ này, chỉ cầng bảo Ỉn cái gì nghịch được, cái gì không nghịch được là Ỉn hiểu và làm theo ngay. Ông bà đang mong từng ngày Ỉn về đấy Ỉn ạ.

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2009

Lại nói về ca sỹ Ỉn

Bà xem Ỉn hát rồi. Bà thích lắm, mặc dầu trong clip 1 Ỉn chỉ vỗ tay thôi hoặc hát rất ít. Đến clip 2 thì Ỉn hát nhiều hơn. Bài "cháu lên ba"... làm bà cười phấn khởi. Ông thì thấy hay nhất là Ỉn hát ít nhưng vỗ tay rất nhiều. Điều thú vị nữa là chỉ Ỉn vỗ tay thôi, papa thì bận quay phim, maman thì còn cầm nhịp cho Ỉn hát. Nhà chỉ có 3 người, mỗi người đã có một việc. Vì vậy Chỉ có Ỉn có thể vỗ tay được. Ỉn vỗ liên tục, nhiều lắm.Ông gọi là ca sỹ "vỗ tay"

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2009

Xem ca sỹ Ỉn hát

Sáng nay, thứ 2, sau khi ông đọc báo bauxite vietnam xong, mới mở blog của Ỉn xem. Thấy tiêu đề Ỉn hát hò, ông mở ra xem va nghe Ỉn hát. Ỉn hát hay thật, giọng trong như "giọng Ỉn". Hát xong lại tự vỗ tay lấy. Ơ Việt nam người ta bảo "mẹ hát con khen" còn cháu ông thì "tự hát tự khen". Ông nghĩ ra rồi: 2 tuần nữa Ỉn về nhà mình tổ chức thi ca nhạc "sao hôm" (ở Việt nam hiện nay người ta đang tổ chức sao mai"). Chắc Ỉn se được giải nhất mất thôi. Nhưng ông cũng phải hát thi với Ỉn.

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009

Ỉn hát hò



Thứ Năm, 26 tháng 11, 2009

Lại tranh luận

Chiều nay bà bảo ông:"Ông phải lau quạt đi để cất đi không Ỉn về nghịch lại hỏng mất quạt. Ông "trả thù" bà hôm qua mới bảo:"Sao hôm nay bà lại nghĩ xấu về cháu tôi?". Thế là ông bà lại tranh luận. Tuy nhiên lần này không kéo dài vì năm ngoái Ỉn có làm hỏng quạt thật. Nhưng ông nghĩ trong đầu:"Nếu vì tò mò kỹ thuật mà Ỉn làm hỏng thì hỏng năm, bảy cái quạt ông cũng đồng ý. Theo ông Ỉn luôn luôn đúng.

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2009

Tranh luận

Ông kể Ỉn nghe chuyện này: hôm qua, trong khi tìm tài liệu, ông nhớ hồi Ỉn còn ở Việtnam, có lần,Ỉn mở tủ tài liệu của ông lấy hộp ghim ra nghịch, ông mới nói: "Cô Ỉn về, ông lại phải tìm cách khoá cái tủ không cô kéo tài liệu ra thì lại mất công sắp lại". Nghe thế bà liền phê bình ông lả nghĩ xấu về Ỉn vì bà lúc nào cũng bênh Ỉn mà. Ông bảo ông không nói xấu cháu ông, nhưng bà không đồng ý bảo ông: "Thế sao lại nói cháu phá tài liêụ của ông ?" Thế là ông và bà phải "cãi nhau một lúc" nhưng ông nói là tranh luận cho nhẹ đi. Ỉn thấy tầm quan trọng của cháu chưa. Chả thế mà từ vài tuần nay, bà chỉ lo mỗi việc là đan quần áo len cho Ỉn. Bà bỏ hết mọi việc trừ làm cơm. Chắc áo len đó ấm lắm đấy Ỉn ạ.

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2009

Lại xem Ỉn chơi Lego

Ông thấy phim Ỉn chơi Lego liền gọi bà lên xem. Bà rất chăm chú xem Ỉn chơi. Bà phấn khởi thấy Ỉn xếp hình khá tốt. Bà vẫn khen Ỉn khéo tay như papa mà. Tuy nhiên bà là người đòi hỏi cáo với Ỉn. Bà vẫn muốn Ỉn tự nhìn và tìm lấy chỗ để xếp hình vào. Ông liền làm luật sư bào chữa cho Ỉn. Ông bảo bà: "2 tuổi mà làm được như Ỉn là giỏi lắm". Bà đồng ý ngay.
Hôm qua ông vừa hạn cái ổ cắm Lioa treo bên cửa xuống. Từ hồi Ỉn đi ông vẫn để thế. Hôm qua ông tháo xuống để ở chân tivi. Ông nghĩ năm nay Ỉn về chắc không phải lo vì chỉ cần bảo Ỉn đừng sờ vào là Ỉn hiểu ngay. Ông thì luôn tin tưởng Ỉn.
Ông chuẩn bị phải hái lá đào để đào ra hoa vào dịp tết. Ông định chờ Ỉn về rồi hai ông cháu hái cho vui. Nhưng không hiểu có kịp không. Nếu phải hái trước khi Ỉn về thì ông buồn lắm.

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2009

In xep lego 2

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2009

Chiến thắng

Nói theo ngôn ngữ bóng đá thì hôm qua đội ông đã giành chiến thắng, đã ghi được hai bàn vào lưới đội bà.
Bàn thứ nhất khi Ỉn trả lời ông bà là toàn bộ phân xếp Lego (trừ chiếc xe) là do Ỉn làm. Ông rất tự hào "vênh mặt lên" nó với bà là ông luôn đánh giá đúng trí tuệ của Ỉn. Ngay từ hồi mới hơn một tuổi ông đã luôn tin tưởng ở Ỉn: ông làm gì Ỉn cũng làm theo được. Ông rất tự hào là người hiểu Ỉn nhất.
Bàn thứ hai là khi ông đang xem TV5. Ông thấy có cảnh một câụ bé rất khôi ngô đang chơi cảnh mua bán. Cậu bé là người bán hàng còn bà của cậu bé là khách hàng. Cậu bé là như người bán hàng thật. Ông bảo bà xem, bà khen: "Thằng bé trông thông minh, nhanh nhẹn". Ông liền bảo: "Ỉn nhà mình trông không kém, thậm chí còn thông minh hơn". Bà phải đồng ỹ ngay.
Ông thấy phim Ỉn đi bơi, gọi bà lên xem bà thích lắm Ỉn ạ. Ông ghen với Ỉn, tuần nào Ỉn cũng được đi bơi. Ơ nhà ông chả được bơi như Ỉn đâu. Nhưng ông cũng rất sung sướng vì cháu ông có cuộc sống rất tốt.

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2009

Ỉn đi bơi

Ỉn trả lời ông bà: mấy hình lego nhấp nhô là Ỉn tự xếp hết đấy, chỉ có cái ôtô là papa phải giúp thôi.
Ỉn đi bơi lần trước:

Một vài thắc mắc của bà

Ông lên mạng, mở ngay trang blog của Ỉn và thấy phim Ỉn chơi Lego. Lâu nay không thấy ảnh hoặc phim của Ỉn bà thèm như "gái chửa thèm của chua" (sau này lớn lên Ỉn nhớ hòi để ông giải thích cho nhé). Bà liền bỏ dở việc đan len (bà đang cố đan quần len cho Ỉn để tháng 12 về Ỉn mặc), lên xem, thấy Ỉn khoẻ bà rất mừng, thấy Ỉn chơi Lego bà vui nhưng bà hỏi ông: "Có phải Ỉn xếp được tất cả những hình đó không?". Ông không biết có đúng là Ỉn xếp không nhưng ông cứ trả lời đại đi là Ỉn xếp đấy. Bà tỏ ra ngần ngại vì sau đó thấy Ỉn cầm các chi tiết nhưng Ỉn không xếp hình nữa. Ông bảo bà: "maman bảo khi maman làm cơm Ỉn ngồi dưới chân maman xếp Lego thì nhất định là Ỉn biết xếp và những hình bà nhìn thấy tất nhiên là do Ỉn xếp. Nếu Ỉn thấy ý ông không chính xác thì Ỉn cố học xếp nhanh để khi về còn giúp ông thuyết phục bà nhé. Ông cảm ơn Ỉn trước.

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2009

Ỉn xếp Lego

Ỉn ngồi chơi lego sáng chủ nhật:

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2009

Niềm vui nho nho.

Ỉn ơi, mỗi lần ông mở blog của Ỉn ra, ông lại giở cái ảnh Ỉn mặc áo tắm, hai tay cam vào gấu váy, mặt ngửng lên nhìn papa va hơi khóc là ông lại cười thích lắm. Lý do thì ông cũng không hiểu nữa nhưng ông cứ cảm thấy yêu cháu ông lắm. Tất nhiên là khác với cái ảnh một mình Ỉn đứng trên sân bóng, đầu hơi nghiêng và mắt nhìn về phía xa xăm nào đo. Lý do ông thích ảnh này là vì thấy Ỉn xinh ma điệu, điệu thế nào ấy. Điệu một cách có duyên lắm đấy Ỉn ạ.

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2009

Tự truyện của một tiến sĩ Harvard người Trung Hoa

"Phúc hữu thi thư khí tự hoa"

Papa copy bài viết này lên đây để sau này Ỉn đọc:

Tự truyện của một tiến sĩ Harvard người Trung Hoa

Mẹ tôi, người mẹ tốt nhất thế gian tên Lý Diệm Hà

Ngày 5/9/1997, ngày tôi rời gia đình đi nhập học ở khoa Toán trường Đại học Bắc Kinh. Ngọn khói bếp dài cất lên từ trên nóc ngôi nhà nông dân cũ nát gia đình tôi. Người mẹ chân thập thễnh của tôi đang nấu mì sợi cho tôi, những sợi mì này có được do mẹ đã đổi năm quả trứng gà cho hàng xóm, chân mẹ bị thương vì mấy hôm trước, để thêm tí tiền cho tôi nhập học, mẹ nhận đẩy một xe chất đầy rau từ thôn ra thị trấn, trên đường bị trật chân.

Bưng bát mì, mắt tôi trào lệ. Buông đũa, tôi quỳ xuống đất, xoa nắn chỗ chân mẹ sưng phồng lên to hơn cả cái bánh bao, tôi chẳng biết nói gì… Nhà tôi vô cùng nghèo khó ở làng Đại Hữu Đới, huyện Vũ Thanh, thành phố Thiên Tân. Khi tôi ra đời, bà nội ngã bệnh ngay trên giường sưởi, tôi bốn tuổi, ông nội lại mắc bệnh hẹp khí quản và bán thân bất toại, các món nợ nần trong nhà lớn dần theo thời gian, năm tháng. Khi bảy tuổi, tôi được đi học, mẹ lại phải đi vay mượn rất nhiều để trang trải học phí cho tôi. Tôi thường đi nhặt những mẩu bút chì đã bị bỏ đi, còn ngắn tũn. Tôi phải dùng dây buộc nó cũng một cái que làm cán để viết. Lại còn dùng một cái dây chun thay tẩy để xoá sạch những cuốn vở bài tập đã viết, rồi viết lại lên đó.Mẹ thương tôi đến mức, cũng có lúc nuốt nước mắt đi vay vài hào bên hàng xóm để mua vở và bút chì cho tôi. Nhưng mẹ luôn vui vẻ vì bất kể bài kiểm tra nhỏ hay kỳ thi lớn, tôi luôn đứng đầu,toán thường được 100/100 điểm.

Được mẹ khích lệ, tôi càng học càng ham và thực sự không hiểu trên cuộc đời này còn gì vui sướng hơn là học. Tôi đã thông thạo cộng trừ nhân chia và phân số, số phần trăm từ trước khi vào tiểu học. Vào tiểu học, tôi bắt đầu tự học chương trình toán lý hoá của bậc trung học phổ thông; Khi lên trung học, thành phố Thiên Tân tổ chức kỳ thi vật lý của bậc trung học, tôi là đứa học trò nông thôn duy nhất của cả năm huyện ngoại thành Thiên Tân được giải, một trong ba người đỗ đầu. Tháng 6 năm đó, tôi được đặc cách vào thẳng trường Trung học số 1 danh tiếng của Thiên Tân.

Tôi vui sướng chạy như bay về nhà. Nhưng thật buồn, khi tôi báo tin vui, nét mặt bố mẹ tôi vẫn không hết những nét khổ đau. Bà nội vừa mất nửa năm, ông nội đang cận kề thế giới bên kia, nhà tôi đã mắc nợ tới hơn mười ngàn Nhân dân tệ. Tôi lặng lẽ quay về bàn học, nước mắt chan hòa suốt cả ngày. Đến tối, tôi nghe thấy nhà ngoài có tiếng cãi cọ. Thì ra mẹ tôi đang định dắt con lừa con của nhà đi bán, cho tôi đi học, nhưng bố tôi không chịu. Ồn ào làm ông nội tôi nghe thấy. Bệnh nặng, trong lúc buồn bã ông đã lìa đời. Sau lễ tang ông nội, gia đình tôi lại mắc thêm vài ngàn tệ nợ nần.

Mẹ định bán lừa cho tôi đi học, nhưng ba không đồng ý. Không dám nhắc đến việc đi học nữa, tôi cất tờ “Giấy báo nhập học” thật kỹ vào trong gối, hàng ngày ra đồng làm việc cùng mẹ. Sau hai hôm, tôi và bố cùng lúc phát hiện ra: con lừa con biến mất rồi. Bố sắt mặt lại, hỏi mẹ: “Bà bán con lừa con rồi sao? Bà bị dở hơi không? Sau này lấy gì kéo xe? Lương thực hoa màu bà đẩy xe tay nhé, bà tự cõng nhé? Bà bán lừa một hai trăm bạc liệu cho nó học được một học kỳ hay là hai học kỳ?”. Hôm đó mẹ đã gào khóc, dùng một giọng rất dữ dội để át lại bố: “Con mình đòi đi học thì có gì sai? Nó là đứa duy nhất huyện này thi lên được trường số 1 của thành phố, tôi không thể để cho tiền đồ của nó bị lỡ dở được. Tôi sẽ dùng tay đẩy, dùng lưng vác, để cho con tôi đi
học…” Tôi thật sự muốn quỳ dập đầu trước mẹ. Mẹ đưa tôi 600 tệ bán lừa. Tôi được học, mà còn học tiếp, thì mẹ ơi, mẹ sẽ khổ sở biết bao nhiêu, vất vả bươn chải thêm bao nhiêu nữa vì con?

Mùa thu năm đó tôi quay về nhà lấy áo lạnh, thấy bố tôi gầy guộc, da vàng bọc xương đang nằm trên giường sưởi. Mẹ lặng lẽ bảo tôi: “Sơ sơ thôi, bị cảm, sắp khỏi rồi”. Tình cờ, hôm sau tôi xem vỏ lọ thuốc của bố, thì nhận ra đó là thuốc ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Tôi khóc hỏi mẹ mọi chuyện là thế nào. Mẹ nói, từ sau khi tôi đi học, bố bắt đầu đi ngoài ra máu, ngày càng nặng lên. Mẹ vay sáu nghìn tệ đưa bố lên Thiên Tân, Bắc Kinh đi khắp nơi, cuối cùng xác định là ung thư đường ruột. Bác sĩ yêu cầu bố phải mổ gấp. Mẹ đang định đi vay tiền tiếp, nhưng bố kiên quyết không cho. Ông nói, bạn bè họ hàng đã vay khắp lượt rồi, chỉ vay mà không trả thì còn ai muốn cho mình vay nữa! Hàng xóm kể với tôi: Mẹ dùng một phương pháp thủ công và vất vả nhất trên đời để gặt lúa mạch. Mẹ không đủ sức gánh lúa mạch ra sân kho để tuốt hạt, mẹ cũng không có tiền thuê người giúp, mẹ bèn gặt dần, lúa mạch chín chỗ nào gặt chỗ đó. Tối đến mẹ trải một tấm vải nhựa ra sân, dùng hai tay nắm từng nắm lúa mạch đập lên một hòn đá to… Lúa mạch trồng trên ba mẫu đất của nhà, một mình mẹ làm, mệt đến mức không đứng dậy nổi nữa thì mẹ ngồi xổm xuống cắt, đầu gối còn chảy máu vì quỳ, bước đi cà nhắc… Thương mẹ khôn xiết, tôi vừa khóc vừa chạy về nhà, gọi mẹ:

“Mẹ ơi mẹ, con không đi học nữa đâu…”. Kết quả, mẹ vẫn tống tôi lên trường. Tiền sinh hoạt phí mỗi tháng của tôi chỉ có 60 đến 80 tệ (khoảng 150.000 VND), thật thảm hại khi so với những người bạn học đồng niên, mỗi tháng họ có tới 200-240 tệ. Nhưng chỉ mình tôi biết, món tiền nhỏ này mẹ tôi cũng phải tằn tiện lắm, từ ngày đầu tháng đã dành từng hào từng hào, bán từng quả trứng gà, rau xanh lấy từng đồng từng cắc. Mà bố tôi, em trai tôi, dường như chẳng bao giờ có thức ăn, nếu nhà ăn rau cũng chẳng dám xào mỡ, chỉ chan tí nước dưa muối ăn qua bữa. Mẹ không muốn tôi đói, mỗi tháng mẹ chăm chỉ đi bộ hơn mười cây số mua mì ăn liền với giá bán buôn. Rồi cứ cuối tháng, mẹ vất vả cõng một túi nặng lên Thiên Tân thăm tôi.

Trong túi ấy ngoài những gói mì tôm ra, còn có nhiều xếp giấy loại mẹ phải đi bộ 6km tới một xưởng in ngoài thị trấn để xin cho tôi (đó là giấy để tôi làm nháp toán), cả một chai tương cay rất to, cải bẹ muối thái sợi, và cả một cái tông đơ để cắt tóc. Cắt tóc nam ở Thiên Tân rẻ nhất cũng phải 5 tệ, mẹ muốn tôi dành tiền cắt tóc để mua thêm lấy vài cái bánh bao mà ăn. Tôi là học sinh cấp 3 duy nhất của Thiên Tân đến cả rau ở bếp ăn nhà trường cũng không mua nổi. Chỉ có thể mua vài cái bánh bao, mang về ký túc ăn cùng mì sợi khô hoặc chấm với tương ớt, kẹp dưa muối để ăn qua bữa. Tôi cũng là học sinh duy nhất không có giấy kiểm tra. Chỉ có thể tận dụng giấy một mặt của xưởng in để viết bài. Tôi là đứa học sinh duy nhất chưa bao giờ dùng xà phòng, khi giặt quần áo tôi thường đi nhà bếp xin ít bột kiềm nấu ăn (dùng để hấp bánh bao, làm bánh nướng, làm nước sôđa...) để thay xà phòng. Nhưng tôi chưa bao giờ tự ti, tôi cảm thấy mẹ tôi khổ cực cả đời, như người anh hùng chống lại đói khổ, làm con của người mẹ như thế tôi rất tự hào. Tôi yêu mẹ tôi biết nhường nào.

Lúc mới lên Thiên Tân, tiết học tiếng Anh đầu tiên khiến tôi hoa mắt, nhức đầu vì chẳng hiểu gì. Khi mẹ lên, tôi kể cho mẹ nghe tôi sợ tiếng Anh thế nào, mẹ chỉ cười hiền lành bảo: “Mẹ vẫn biết con là đứa trẻ khổ cực nhất, nhưng mẹ không thích con kêu khó, vì chịu khổ được thì chả còn gì khó nữa con trai ạ.”

Mẹ ơi, con sẽ thành công. Tôi có tật nói lắp, người ta bảo học tiếng Anh cần làm chủ được cái lưỡi của mình, bởi vậy tôi thường lấy một hòn sỏi ngậm vào miệng, rồi luyện tiếng Anh. Hòn sỏi cọ xát vào lưỡi, có lúc máu chảy ra bên mép, nhưng tôi cố gắng kiên trì. Nửa năm qua đi, hòn sỏi nhỏ đã bị mài tròn, lưỡi tôi cũng đã mềm hơn, tiếng Anh của tôi đứng thứ 3 trong lớp. Tôi vô cùng biết ơn mẹ, lời mẹ đã động viên tôi vượt qua khó khăn trong học tập.

Năm 1996, lần đầu tiên tôi được tham gia cuộc thi Olympic tri thức toàn quốc khu vực Thiên Tân, đoạt giải Nhất môn Vật lý và giải Nhì môn Toán học, tôi được đại diện Thiên Tân đi Hàng Châu tham gia Cuộc thi Olympic Vật lý toàn Trung Hoa. Đoạt Cup rồi lên đường dự Olympic Vật lý Thế giới. Tôi không ngăn được khát khao của mình, tôi viết thư báo cho mẹ tin vui và mơ ước của tôi. Nhưng chỉ được giải Nhì, tôi nằm vật ra giường, bỏ ăn. Dù đạt thành tích cao nhất trong đoàn Thiên Tân, nhưng nếu tính cả những khốn khổ của mẹ tôi vào, thì thành tích này không xứng đáng. Về trường, tôi ngồi nghe các thầy phân tích nguyên nhân thất bại, nguyên nhân là: Tôi những muốn phát triển toàn diện cả Toán Lý Hoá, mục tiêu của tôi quá nhiều nên sức lực tinh thần tôi phải phân tán rộng. Tôi tham lam quá chăng!? Nếu tôi chỉ chọn một mục tiêu trước mắt là kỳ thi Toán, nhất định thắng. Tôi hiểu ra điều đó. Tháng 1/1997, cuối cùng tôi đã giành chiến thắng tại kỳ thi Olympic Toán toàn Trung Quốc với điểm số tuyệt đối, lọt vào đội tuyển Quốc gia. Cả mười kỳ thi kiểm tra ở đội tuyển tôi đều là người đứng đầu. Với thành tích đó, tôi được sang Argentina tham gia kỳ thi Olympic Toán quốc tế. Nộp xong phí báo danh, tôi gói ghém sách vở cần chuẩn bị và tương đậu cay của mẹ, sẵn sáng lên đường. Giáo viên chủ nhiệm và cũng là thầy giáo dạy Toán thấy tôi vẫn mặc bộ quần áo cũ của người khác cho, những thứ áo quần lộ cộ màu sắc, kích cỡ lủng củng, liền mở tủ áo của tôi, chỉ vào những áo những quần lùng nhùn vá víu và hỏi: “Quần áo của con thế này đây ư, Kim Bằng?” Tôi đáp: “Thầy ơi, con không sợ người khác cười con nghèo đâu! Mẹ con vẫn bảo "phúc hữu thi thư khí tự hoa" (có nghĩa là, trong lòng có sách vở tất mặt mũi sáng sủa), con mặc những thứ này gặp tổng thống Mỹ Bill Clinton cũng chẳng thấy ngượng.”

Ngày 27/7, Olympic Toán học Thế giới lần 38 khai mạc. Chúng tôi thi liên tục trong năm tiếng rưỡi đồng hồ, từ 8h30 phút sáng tới 14h00 chiều. Trong buổi công bố kết quả vào hôm sau, đầu tiên tôi không muốn nghe thấy tên mình được công bố ở vị trí Huy chương Đồng; Sau đó đến lượt công bố Huy chương Bạc, không phải tôi. Cuối cùng, công bố Huy chương Vàng, người đầu tiên và thứ hai không phải tôi, người thứ ba - tên tôi được đọc dõng dạc. Tôi khóc lên vì vui sướng, tôi tự nhủ: “Mẹ ơi, con mẹ thành công rồi!”

Ngay chiều hôm đó, Đài phát thanh Nhân dân Trung ương TQ và Đài truyền hình Trung ương TQ đưa tin tôi và một người bạn nữa đoạt Huy chương Vàng kỳ thi Olympic Toán học. Ngày 1/8, chúng tôi trở về trong vinh quang. Hiệp hội khoa học Trung Quốc và Hội Toán học TQ tổ chức lễ đón thật long trọng.

Lúc đó, tôi rất muốn về nhà, muốn sớm được gặp mẹ, muốn được chính tay đeo tấm huy chương vàng chói lọi lên cổ mẹ. Mười giờ đêm tối hôm đó, tôi cuối cùng đã băng đêm về nhà. Người mở cửa là bố, nhưng người ôm chặt lấy tôi vào ngực trước lại chính là mẹ. Dưới bầu trời đầy sao, mẹ đã ôm tôi rất chặt! Ôi mẹ của con mới vĩ đại làm sao, thân thương biết nhường nào! Lấy tấm huy chương vàng đeo lên cổ mẹ, tôi khóc nhẹ nhõm và hạnh phúc.

Ngày 12/8, trường Trung học số 1 của Thiên Tân chật ních người, mẹ được ngồi lên bàn Chủ tịch danh dự cùng các quan chức ngành giáo dục Thiên Tân và các giáo sư toán học hàng đầu. Hôm đó, tôi đã phát biểu thế này: “Tôi muốn dùng cả sự sống của tôi để cảm tạ người mẹ đã sinh và nuôi nấng tôi. Mẹ tôi là một người phụ nữ nông dân bình dị, nhưng những đạo lý mẹ dạy tôi nên người đã nâng bước tôi suốt cả cuộc đời. Tôi bỗng nhớ... Năm lớp 10, tôi muốn mua cuốn “Đại từ điển Anh-Trung” để học tiếng Anh, không có tiền, nhưng mẹ vẫn nghĩ cách giúp tôi. Sau bữa cơm sáng, mẹ mượn một chiếc xe cút kít, chất một xe rau cải trắng, hai mẹ con tôi đẩy ra chợ huyện cách hơn 40km để bán. Đến được chợ đã gần trưa, buổi sáng đó tôi và mẹ chỉ ăn hai bát cháo ngô nấu với khoai lang đỏ. Lúc đó, đói cồn cào, chỉ mong có ai mua cho hết rau. Nhưng mẹ vẫn nhẫn nại mặc cả từng bó, cuối cùng bán với giá 1 hào một cân. Hai trăm cân rau 21 tệ, nhưng người mua chỉ trả 20 tệ. Có tiền, tôi muốn ăn cơm, nhưng mẹ bảo mua sách trước, đó mới là mục đích chính. Chúng tôi đến hiệu sách hỏi, giá sách là 8,25 tệ, mua sách rồi còn 11,75 tệ. Mẹ chỉ cho tôi 7 hào rưỡi đi mua hai cái bánh bột nướng, một tệ còn lại mẹ bảo cất đi để làm học phí. Ăn hết hai cái bánh bột nướng đi. Khi nói, mẹ không nhìn tôi, mẹ nhìn xa xăm ra con đường đất ngoài kia, như thể con đường ấy dẫn tới tận Thiên Tân, tới Bắc Kinh. Tiếp 40km về nhà, tôi vẫn đói tới mức hoa mày chóng mặt. Ôi chao, lúc này tôi mới nhớ ra đã quên không phần cho mẹ ăn một miếng bánh nướng nào, mẹ tôi chịu đói cả ngày, vì tôi mà kéo xe suốt 80km đường xa. Tôi hối hận tới mức chỉ muốn tát cho mình một cái, nhưng mẹ bảo: “…Mẹ ít học, nhưng mẹ nhớ thuở ấu thơ được thầy giáo dạy cho một câu nói của Gorki: Nghèo đói là trường đại học tốt nhất. Nếu con tốt nghiệp trường đại học này, thì những trường đại học như Thiên Tân, Bắc Kinh... chắc chắn con sẽ đỗ".

Khi nói, mẹ không nhìn tôi, mẹ nhìn xa xăm ra con đường đất ngoài kia, như thể con đường ấy dẫn tới tận Thiên Tân, tới Bắc Kinh. Nghe mẹ nói vậy, tôi cũng không thấy đói nữa, chân cũng bớt chồn hơn… Nếu nghèo đói là trường đại học tốt nhất, thì tôi muốn nói rằng, người mẹ nông dân của tôi chính là người thầy giáo giỏi nhất của cả đời tôi”.

Dưới khán đài, không biết có bao nhiêu đôi mắt ướt đẫm. Tôi quay người về phía mẹ tôi tóc đã bạc nhiều, cúi người kính cẩn trước người mẹ vĩ đại của tôi, người thày giáo giỏi nhất cuộc đời tôi.

Cám ơn mẹ!

Une jeune fille à 100 %

Hôm trước bà gọi điện nghe mẹ kể, khi mẹ đi dạy ở Strasbourg, Ỉn phải ở nhà với papa. Đêm đến, Ỉn nhở maman,ra ngồi ở phòng khách một mình trong bóng tối. Papa phải ra gọi, dỗ Ỉn mới vào ngủ cùng papa. Nghe thế ông thấy Ỉn người lớn quá rồi.
Hôm qua xem ảnh Ỉn đi bơi, thấy Ỉn mặc áo len mới va mặc quần jean ông bảo bà : một thanh niên thực thụ. Trông Ỉn ra giáng lắm đấy Ỉn ạ. Thấy hai bố con dắt tay nhau đi vào hồ bơi mới thấy Ỉn hạnh phúc thật sự. Ông, bà cũng rất thích những ảnh chụp ở sân bóng. Ỉn càng ngày càng điệu, mà điệu có duyên đàng hoàng nhé. Ỉn chưa thể hình dung nổi sự mãn nguyện của bà đâu. Nhà mình bây giờ có thêm một người lớn nữa rồi. Thỉnh thoảng "người lớn" khóc nhè tý (như khi papa mặc áo bời, đeo phao cho Ỉn)để cho trẻ, không thì nhà toàn người lớn buồn chết.

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2009

Ỉn đi bơi

Hôm nay sáng chủ nhật Ỉn được đi bơi, bù lại mấy tuần vừa rồi papa bận quá nên Ỉn không được đi đâu.
Chuẩn bị này:

Trước cửa mua vé:

Ỉn mặc đồ bơi này:

Trên đường ra hồ bơi:

Bể bơi trong nhà ở Oerlikon theo tiêu chuẩn Olympic:





Sân bóng cạnh bể bơi:








Thứ Hai, 5 tháng 10, 2009

Trung thu của Ỉn

Trung thu năm nay Ỉn được vào trường ETH (trường Liên bang Thụy sĩ ở Zurich) chơi cùng các bạn rất vui. Lần đầu tiên Ỉn nhìn thấy ông trăng ở Zurich nhé.

Lại xem ảnh Ỉn

Ông đánh máy bài mệt, mở ảnh Ỉn ra xem (ảnh sinh nhật). Ông thích nhất 3 cái ảnh đầu :khi thì Ỉn đứng nghiêng đầu, tựa vào giường ngủ và quả bóng, lúc thì đứng cười tít mắt (không nhìn thấy tổ quốc đâu - theo cách nói của bà - hết đứng lại ngồi cười.
Ông, bà đang mong ngày Ỉn về để còn thưởng thức cái cười của Ỉn đấy.

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2009

Ỉn điệu

Ông vẫn biết là Ỉn điệu bởi vì Ỉn từng nói với ông hồi còn ở Việtnam khi ông hỏi Ỉn có xinh không:"Ìn xinh" va nhiều ví dụ khác nữa. Tuy nhiên hôm qua ông vẫn rất ngạc nhiên khi thấy Ỉn nói "mèo", kêu meo, meo và đung đưa người rất sành điệu. Ỉn ngoáy mông giỏi, nhún nhảy cũng giỏi thế thì từ nay ông gọi Ỉn điệu đấy nhé.
Hôm qua sau đấy ông có kể Ỉn điệu cho dì Mai, dì cũng thừa nhận là Ỉn điệu thật. Dì còn bảo so với nhiều em bé của bạn dì thì Ỉn nhanh nhẹn, thông minh nhất. Bà rất sướng khi thấy Ỉn nhảy nhót rất dẻo. Thế là từ nay nhà mình có người điệu để biểu diễn cho cả nhà xem khi cần rồi. Sướng quá.
Ông thấy Ỉn lớn lắm rồi, nói giỏi, lại nhanh nhẹn. Thấy Ỉn đi lấy gối, đặt lên salon ròi nằm ôm em bé, ông tự bảo Ỉn không phải là cô bé hai tuổi đâu nhé.

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2009

Mặc bỉm

Tối hôm qua, ông thấy trên tivi quảng cáo bỉm "Huggie" (hình như thế)có hình ảnh một bé gái, trong lúc mẹ bé chuẩn bị mặc bỉm cho bé thì bé ngồi phắt dậy. Hình ảnh đó làm ông nhớ lại hồi Ỉn ở nhà cũng giống hệt thế.
Rồi nhớ đến bài của papa nói về Ỉn khi giúp đỡ papa, ông tự hỏi bấy giờ liệu papa và maman dạy Ỉn tự mặc bỉm liệu Ỉn có làm được không ? Ông thì ông luôn tin là Ỉn sẽ làm tốt vì cháu của ông rất thông minh.

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2009

Cảm tưởng về bài viết của papa về Ỉn

Ông đọc bài papa viết về Ỉn như vậy la Ỉn lớn lắm rồi. Ỉn đã bắt đầu giúp đỡ papa và maman được rồi đấy. Mới 2 tuồi mà Ỉn giỏi thật. Không khéo ông phải thuê Ỉn làm "femme de ménage" mới được, bây giờ già rồi không làm được những việc mà Ỉn biết làm đâu. Nếu Ỉn đông ỹ thì chuẩn bị về Việt nam để giúp ông đi.

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2009

Ỉn, the washing-assistant

Ỉn bây giờ làm được rất nhiều việc rồi nhé: tự cởi giầy, dép và để vào vị trí này; mở cửa hộ papa này, tưới cây giúp papa này, giúp papa giặt đồ nữa này.
Lịch cuối tuần của Ỉn luôn bận rộn: sáng dậy giúp papa tưới rau. Sau đó cùng papa đi giặt. Ỉn tham gia vào tất cả các công đoạn: từ cho quần áo vào máy, đóng cửa máy giặt, đóng nắp chỗ cho xà phòng, đến đứng quan sát một lúc xem máy có thực sự chạy không rồi mới đi lên. Khi phơi quần áo Ỉn cũng phải giúp papa lấy từng cái một ra và gọi đúng tên "cái áo của mẹ", "cái quần của Ỉn", cái quần của papa",... rồi mới đưa papa để phơi lên. Khi xuống lấy quần áo papa cũng cần Ỉn giúp, nếu có cái gì rơi ra thì Ỉn sẽ nhặt vào túi để quần áo.
Washing-assistant Ỉn thỉnh thoảng cũng hay dỗi, đang làm thì lại đòi papa bế.

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2009

Cảm tưởng vể ảnh sinh nhật lần thư hai của Ỉn

Ông, bà xem ảnh sinh nhật của Ỉn khi Ỉn đang ngủ (theo lời mẹ). Ỉn có quả bóng gì to thế ? Bố mua cho lúc nào đấy ?
Ảnh thứ nhất: Ỉn đứng điệu thế ! Từ nay phải gọi là Ỉn điệu mới đúng.
Ảnh thứ hai và thứ ba: Ỉn cười tít mắt. Bà bảo:"Ỉn cười tít mắt không nhìn thấy tổ quốc đâu."
Ảnh thư tư:Ỉn khóc chắc là ngã hay sao. Ỉn phải cứng cáp và dũng cảm tý nhé.
Sau đấy thấy bố thắp nến thì Ỉn nhìn chăm chú lắm. Đích thị là tính tò mò của Ỉn rồi.
Ỉn quên không "đánh giây thép" về mời ông, bà ăn bánh rồi !

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2009

Sinh nhật lần thứ 2 của Ỉn

Hôm nay sinh nhật mình phải làm điệu tí:




Ỉn và Mig bị lật lều:


Mig đi đâu ấy nhỉ?


Em Mig:
$

Bắt đầu ăn nào:


Hướng dẫn bạn Tùng Anh chơi nhảy Academy:


Cho tớ mượn tí:


Chơi:



Papa bắt đầu cắm nến:




Cắm xong rồi!


Đốt nến nào!


tắt điện đi để thổi nến nào





Lại mút tay tí đã:


3 bạn cùng chụp nào:



Mở quà:




Ua!


Mig làm nũng bố:


Cô Trà Mi cặp tóc cho Ỉn nào:



Cặp tóc mới:




Tùng Anh nói gì thế:


2 bố con mình chờ ăn bánh nào:


Cắt bánh: