Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011

Ông đứng cùng phe với Ỉn
Bà kể cho ông nghe chuyện này: Một hôm, bà đang ngồi trên giường, Ỉn leo lên ngồi bên bà, nhìn bà rất tình cảm và nói với bà: “ Bà đừng nói mặc kệ Ỉn nhé”.
Từ hôm đó ông nghĩ nhiều: chắc một hôm nào đó, Ỉn làm gì đó hoặc nói gì đó mà bà không hài lòng nên bà nói “ Mặc kệ Ỉn”. Hồi đó là dịp Ỉn và mamy về dự cưới dì Mai, tức là Ỉn mới hơn 3 tuổi;von tieng viet cua In chua co may va la lan dau In nghe cau noi nay. Vậy mà, Ỉn đã biết quan sát nét mặt của bà, đồng thời kết hợp với câu nới của bà. Từ đó Ỉn rút ra một thông điệp (ông xin lỗi dùng từ hơi “ngôn ngữ học”) là bà không hài lòng với Ỉn và bà cắt đứt quan hệ với Ỉn (bỏ Ỉn một mình). Ỉn cũng đã hiểu sự cắt đứt quan hệ này là nguy hiểm. Và nhất là Ỉn đã hiểu phải tìm cách “bình thường hóa quan hệ” với bà. Ỉn cũng đã biết phương thức và chọn thời điểm thích hợp để đàm phán việc bình thường hóa quan hệ đó. Ai bảo Ỉn là trẻ em 3 tuổi.
Ông đứng về phía Ỉn, ủng hộ Ỉn và phản đối bà có ý định cắt đứt “quan hệ ngoại giao” với Ỉn. Ỉn cứ yên tâm là “ông ủng hộ Ỉn vô điều kiện trong mọi hoàn cảnh”

Grand-père te raconte ceci.
Voilà ce que grande-mère m’a raconté : Ce jour-là quand grande-mère se trouvait seule sur son lit In est venue se mettre à côté d’elle, la regardait avec beaucoup d’affection et lui a dit : « Tu ne me dis plus : « Allons, on laisse tomber In » !
Cette parole m’a beaucoup surpris : Il me semble qu’à un certain moment, tu as dit ou tu as fait quelque chose dont grande-mère n’était pas contente. Alors elle t’a dit « Allons, on laisse tomber In ». Tu n’avait que 3 ans (tu es rentrée au Vietnam avec ta maman à l’occasion du mariage de ta tante). Or t’es rendue déjà compte que tel trait du visage était l’expression du mécontentement, que cette attitude était traduite dans tel énoncé et que le message en était : « Nous rompons toutes nos relations avec toi ». Tu savais aussi que la situation était grave. Ce qui m’a le plus frappé c’est que tu savais qu’il fallait « normaliser les relations » avec ta grande-mère et que pour ce faire, tu as su choisir le bon moment et adopter une méthode excellente pour négocier cette « normalisation des relations ». Moi qui n’ai aucune connaissance sur le développement cognitif des enfants, je vois que ce comportement dépasse largement ton âge de 3 ans. Je suis conscient que mon admiration vient comme toujours du grand amour que moi, ton grand-père, ai pour toi.